Kết quả tìm kiếm cho "trong ao nuôi tôm"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 162
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành nông nghiệp đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt quan trọng, xứng đáng là “trụ đỡ” của nền kinh tế địa phương.
Không sân khấu, không pháo hoa, không rình rang khánh tiết. Ở tuổi 50, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) chọn cách kỷ niệm 50 năm thành lập bằng những việc làm thầm lặng nhưng thiết thực, chan chứa nghĩa tình. Đó là dành toàn bộ kinh phí tiết kiệm được do không tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập và vận động thêm để xây dựng mới 815 căn nhà tạm/nhà dột nát cho các hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở.
Quanh năm, dòng Mekong che chở, bao dung biết bao phận đời mưu sinh theo sóng nước. Theo vòng quay thời gian, mùa lũ đi qua thì đến con nước lớn ròng xuôi ngược. Ngư dân tiếp tục bám sông, ngày đêm khai thác cá để kiếm thêm thu nhập.
Cái nắng hanh hao của miền sơn cước có phần gay gắt, nhưng không ngăn được bước chân háo hức của lữ khách. Họ len lỏi qua các vồ đá gập ghềnh để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ, tìm chút yên bình trên chốn bồng lai.
Ngày nay, việc hòa mình vào thiên nhiên, thả hồn theo sông nước trên chuyến đò tròng trành theo làng bè, chợ nổi trở thành sở thích khá phổ biến đối với du khách phương xa. Từ đó, những vạn đò sông sâu kiêm thêm dịch vụ đưa rước khách, kiếm thêm thu nhập theo mùa du lịch (DL).
Phát triển kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. An Giang có nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn tốt, hiệu quả, tận dụng tối đa các nguồn lực vì sự phát triển bền vững.
Tỉnh xác định phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh và nâng cao đời sống Nhân dân. Từ đó, An Giang đã tăng cường phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học vào trong sản xuất và đời sống, đạt nhiều kết quả.
Trên cánh đồng ven kênh Vĩnh Tế, vùng trũng nhất mực nước chỉ còn ngang gối, nông dân rục rịch chuẩn bị làm đất sạ lúa đông xuân. Đây chính là thời điểm bà con khai thác nguồn cá đồng cuối mùa lũ rôm rả để làm khô, mắm bán trong dịp Tết.
Mùa nước nổi về không chỉ mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng tốt tươi, mà còn đem theo biết bao sản vật từ thiên nhiên, như: Cá, tôm, cua, ốc, rau đồng… Thế nên, mùa nước nổi còn là mùa làm ăn, mùa sinh lợi. Người dân có nhiều cách khai thác nguồn lợi thủy sản, đưa về buổi chợ quê bình dị.
Ngày 13/10, tại thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo “Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực thủy sản".
Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đang hỗ trợ kinh phí gần 120 triệu đồng thực hiện 2 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở: “Nghiên cứu quy trình tăng sinh khối và chế biến bột Probiotic xử lý nước ao nuôi và hỗ trợ điều trị bệnh cho thủy sản” và “Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi sinh khối trùn chỉ (Tubifex sp.) để phục vụ sản xuất giống thủy sản”, do Trường Đại học An Giang chủ trì.
Chúng tôi ngược lên đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng.